top of page
< Back

Applicant Name:

VietnamO3 DCC

Title of Artwork:

Làm đồ chơi cho trẻ em từ tái chế rác thải nhựa

Category:

Photography

Artwork Description

LÀM ĐỒ CHƠI CHO TRẺ EM TỪ TÁI CHẾ RÁC THẢI NHỰA
Túi ni lông và các sản phẩm nhựa dùng một lần khi thải ra môi trường sẽ gây tác hại vô cùng lớn không chỉ với sức khoẻ con người mà còn với môi trường, hệ sinh thái trên trái đất. Việc hạn chế rác thải nhựa, rác thải kim loại,… là vấn đề trở nên cấp thiết. Một trong những cách giảm thiểu rác thải đó chính là tái chế chúng. Ví dụ cách làm sáng tạo đồ chơi cho trẻ mầm non bằng phế liệu nhựa, kim loại,… như chai nước, hộp sữa, đĩa CD đã hỏng, giấy báo, tạp chí, lịch cũ, lốp xe,…
Cách làm sáng tạo
Ai đến trường Mầm non Triệu Long, huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị cũng phải trầm trồ khen ngợi và bị cuốn hút lạ kỳ bởi một ngôi trường đẹp về cảnh quan, thân thiện với môi trường. Sân trường rợp bóng mát, khu vui chơi được làm bằng vỏ xe và chai nhựa với những màu sắc, con vật ngộ nghĩnh. Còn trong lớp học, các đồ chơi như chùm hoa, quả, con thú đáng yêu, giỏ hoa, rèm chắn nắng…Tất đều được làm từ những chai, lo nhựa, lốp cao su đã qua sử dụng – những thứ tưởng là đồ bỏ đi, rác thải độc hại cho môi trường.
Hiệu trưởng Trường Mầm non Triệu Long - cô Hoàng Thị Hòa cho biết: “Hưởng ứng phong trào“Nói không với rác thải nhựa”, nhà trường tận dụng các loại phế liệu như vỏ xe cũ, vỏ hộp sữa, chai nước,... tạo ra những món đồ chơi phù hợp với tình hình thực tế của trường và lớp. Nhờ tận dụng các đồ phế liệu, trường giảm rất nhiều chi phí mua đồ chơi và thiết bị mẫu giáo. Đến nay, trường có trên 50% đồ dùng vui chơi cho trẻ được làm từ phế liệu. Ban giám hiệu trường cũng kêu gọi phụ huynh học sinh cùng tham gia tái chế rác thải nhựa thành những vật dụng hữu ích phục vụ hoạt động nuôi dạy trẻ ủng hộ nhà trường, nhờ đó các sản phẩm tạo ra luôn đa dạng, sinh động, hấp dẫn”.
Để có được đồ chơi cho trẻ làm bằng đồ phế liệu, các cô giáo phải sưu tầm phế liệu từ rác thải nhựa, sau đó về lên ý tưởng, khéo léo sáng tạo ra những món đồ chơi phục vụ việc giảng dạy. Các cô giáo không chỉ tự tay làm đồ chơi cho trẻ mà còn hướng dẫn trẻ thực hành và trải nghiệm. Theo đó, các cô giáo hướng dẫn trẻ ghép cánh hoa từ nắp chai nhựa thành những bông hoa hoặc hướng dẫn trẻ vẽ mắt, mũi làm thành những con vật ngộ nghĩnh đáng yêu. Cô Lê Thị Mỹ Liên (giáo viên Trường mầm non Triệu Long) bộc bạch: “Trẻ rất thích khám phá và chơi các trò chơi mới. Vì vậy, các cô giáo mầm non của trường luôn nắm bắt xem các con thích loại cây, hoa, quả, con vật gì, từ đó nghiên cứu cách chế tạo ra chúng, tranh thủ giờ nghỉ trưa hoặc giờ trả trẻ làm thêm đồ chơi cho trẻ. Các món đồ chơi làm từ rác thải nhựa phải thật sinh động, giống như thật, trẻ mới thích, từ đó giúp trẻ mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Nhìn các cô và trò quây quần bên đống chai, lọ nhựa cùng nhau cắt, tỉa, sơn vẽ tạo ra chiếc lọ hoa, cây cảnh, con vật và cùng vui đùa với nhau, chúng tôi hiểu tại sao suốt hơn 5 năm qua hoạt động tái chế rác thải nhựa của nhà trường được duy trì lâu đến thế.
Hiệu quả và lan tỏa
Có thể nói những đồ chơi được tái chế từ rác thải nhựa, các cô giáo Trường mầm non Triệu Long cho các con sớm hình thành ý thức bảo vệ môi trường, hạn chế dùng rác thải nhựa; đồng thời nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên trong việc hạn chế tối đa sử dụng túi nilon, chai, lọ nhựa dùng một lần và thực hiện phân loại rác thải nhựa để tái chế hoặc xử lý.
Từ sự sáng tạo của cô, trò và các bậc phụ huynh trong việc tái chế rác thải nhựa thành những đồ chơi, dụng cụ học tập hay vật trang trí ngoại cảnh khuôn viên nhà trường, mỗi năm Trường mầm non Triệu Long tiết kiệm được khoảng 20 triệu đồng tiền đầu tư cho cơ sở vật chất, trong đó có tiền mua sắm đồ chơi.
Bằng những việc làm cụ thể, thiết thực Trường mầm non Triệu Long trở thành điểm sáng trong phong trào“Nói không với rác thải nhựa” của ngành Giáo dục và Đào tạo. Chính vì vậy, thời gian qua có rất nhiều nhà trường đến tham quan, học tập kinh nghiệm và lan tỏa trở thành phong trào thi đua của các trường học trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
----------------------------
Nếu nhận được bài, xin anh (chị) vui lòng hồi âm cho tôi biết theo địa chỉ sau. Chân thành cảm ơn!
Người viết: Hoàng Hữu Hóa
Địa chỉ: Trung tâm y tế thị xã Quảng Trị- Quảng Trị
Email: hoangbenbk098.com@gmail.com
Mobiel: 0839392741

Evaluate:

My list

Comments:

Cancel
Submit
loading.gif

loading ....

You need to login to access this page.

bottom of page